Chuyên mục: Cây lúa
Ngày đăng: 11/10/2024

Mô hình canh tác lúa Hợp Trí tại Long An giúp tăng lợi nhuận hơn 6 triệu đồng mỗi ha

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận góp phần giảm phát thải là một trong những mục tiêu hướng tới trong canh tác lúa bền vững. Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí được Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chứng nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia vào tháng 09/2013, đạt 5 điểm vượt trội: 1- Giảm chi phí, 2- Giảm phát thải, 3- Tăng năng suất, 4- Tăng chất lượng, 5- Chống thoái hóa đất.

Quy trình này hoàn toàn phù hợp với đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ĐBSCL đến năm 2030” đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phát động. Vì vậy, trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2024 vừa qua, Hợp Trí đã phối hợp với Chi cục Trồng Trọt & BVTV địa phương tại một số tỉnh ĐBSCL triển khai 7 mô hình 1 ha tại Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và An Giang để làm cơ sở mở rộng diện tích trong thời gian tới. Hiện kết quả thực hiện tại Long An cho lợi nhuận cao hơn so với ruộng đối chứng hơn 6 triệu đồng/ hecta.

Tiêu chí

Kết quả

Điểm đáng chú ý của mô hình thí điểm tại xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đó là vùng nhiễm phèn nặng của vùng Đồng Tháp Mười, dễ dàng bị tác động bởi thời tiết gây thiệt hại năng suất nên không dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, nhờ áp dụng quy trình Hợp Trí, ruộng lúa phát triển tốt, khỏe mạnh, cứng cáp, không bị đổ ngã, năng suất cao, ít bị sâu bệnh.

tham quan mô hình tại Long An

Đại diện cơ quan ban ngành và nông dân địa phương tham quan mô hình tại Long An (mô hình Hợp Trí có cắm bảng bên phải)
 

Trực tiếp tham gia mô hình, anh Phan Văn Đồng, chủ ruộng tại ấp Đông Nam, xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An chia sẻ: Tôi đã biết đến và sử dụng sản phẩm Hợp Trí trong nhiều năm qua, do đó khi được đề cập triển khai mô hình tôi đồng ý ngay. Lúc mới gieo sạ tôi cũng hơi run vì gieo quá thưa, nhiều bà con lân cận thấy vậy cũng tỏ ra nghi ngờ. Tuy nhiên do tin tưởng Hợp Trí nên tôi tuân thủ theo quy trình, cuối cùng thì kết quả đạt được ngoài mong đợi, ruộng lúa phát triển khỏe mạnh, xanh tốt, hạt gạo chắc sáng. Năng suất vẫn bảo đảm lại tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận tốt hơn.

Anh Phan Văn Đồng

Anh Phan Văn Đồng, chủ ruộng tại ấp Đông Nam, xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An bên cạnh mô hình (giai đoạn chuẩn bị thu hoạch)
 

Tham quan tại mô hình, anh Nguyễn Văn Mầm, một nông dân sinh sống tại địa phương cho biết thêm: Trước đây Hợp Trí có mời tôi tham gia mô hình nhưng vì chưa đủ tin tưởng nên tôi từ chối không tham gia. Sau khi hàng xóm kế bên nhận mô hình thì tôi cũng tới lui để theo dõi. Kết quả tôi thấy mô hình thực hiện có nhiều cái lợi so với nông dân tự làm: lượng giống thì ít hơn, lượng phân thì giảm hơn, số lần phun thuốc ít hơn, cây lúa cứng không đổ ngã, lúa sáng đẹp. Mà thuyết phục tôi ở chỗ là khu vực này là vùng trũng rất khó làm chứ nếu làm ở điều kiện tốt thì không nói. Với kết quả này tôi thấy tạo tiền đề rất tốt cho bà con xung quanh, hy vọng sắp tới kỹ thuật Hợp Trí sẽ phổ biến nhân rộng cho bà con để giúp chúng tôi có lợi nhuận tốt hơn.

Anh Nguyễn Văn Mầm

Anh Nguyễn Văn Mầm – nông dân địa phương tham quan tại mô hình cho biết sẽ áp dụng quy trình Hợp Trí trong vụ sau.
 

Ông Nguyễn Văn Cường – Chi cục Trồng Trọt, BVTV và quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An cho biết:  Thông qua báo cáo mô hình của Hợp Trí, tôi thấy mô hình rất phù hợp với chương trình Triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn liền tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Đề nghị công ty Hợp Trí từng bước hoàn thiện và nhân rộng mô hình tại khu vực, hỗ  trợ bà con nông dân

Ông Nguyễn Văn Cường

Ông Nguyễn Văn Cường – Chi cục Trồng Trọt, BVTV và quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An chia sẻ tại buổi báo cáo
 

Cùng chung ý kiến trên, ông Trần Văn Bưởi -  Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cho biết:  Mô hình đạt hiệu quả rất tốt, Mô hình Hợp Trí cho kết quả đột phá, giúp giảm lượng giống và phân bón đáng kể, phương pháp sạ thưa và bón phân cân đối giúp cây phát triển khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh nên rất ít sử dụng thuốc giúp giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường. Đây là mô hình rất phù hợp với đề án khu vực sẽ triển khai trong vụ Đông Xuân 2024-2025 sắp tới. Bà con ở khu vực cũng đã tham quan và thống nhất cao với kết quả đạt được. Trên những kết quả này, mong công ty cũng sẽ hỗ trợ địa phương triển khai rộng rãi đến nông dân.

image7

Ông Trần Văn Bưởi - Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Thạnh, Long An chia sẻ tại mô hình 

Với hiệu quả từ mô hình canh tác lúa Hợp Trí, bà con nên áp dụng đồng bộ để đạt hiệu quả tối đa. Quy trình đã được Cục Trồng Trọt – Bộ Nông nghiệp & PTNT chứng nhận tiến bộ Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, đã trực tiếp thực nghiệm hàng chục ngàn ha trên nhiều vùng đất khác nhau. Quy trình giúp đất phì nhiêu (chứng nhận từ Đại học Cần Thơ), chất lượng hạt gạo tăng và không để lại dư lượng thuốc BVTV, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật, EU, Mỹ. Đặc biệt trong vụ Đông Xuân, nguy cơ mặn xâm nhập sẽ tác động và gây cháy lá gây thất thu năng suất. Quy trình canh tác  lúa Hợp  Trí sẽ giúp ruộng lúa thích ứng với hạn mặn và bảo vệ thành quả canh tác.

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptrisummit.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TRÍ SUMMIT

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Người đại diện:
TGĐ ĐẶNG HỒNG HẢI
Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0303015573

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 24 ngày 08/11/2024. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao