Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau rất tốt. Trong dân gian thường dùng gừng để khắc phục chứng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn do rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra Gừng còn được dùng để chữa bệnh đau dạ dày.
Thành phần hóa học của Gừng có chứa thành phần Tecpen và Oleoresin có tác dụng sát trùng, chống viêm, giảm đau rất tốt và được coi như chất kháng sinh tự nhiên mà hoàn toàn không có tác dụng phụ. Ngoài ra còn có các hợp chất như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh.
Hiện nay gừng được trồng ở nhiều nơi. Gừng được trồng theo liếp hoặc trồng trong bao dưới bóng râm. Biện pháp trồng gừng trong bao đang là giải pháp phổ biến và cho năng suất cao, giúp tận dụng lao động nhàn rỗi và không gian trống ở những vùng canh tác nông nghiệp. Trung bình mỗi gốc trồng gừng có thể cho ra 2-3kg củ. Giá thể chủ yếu là đất – cát – trấu + hữu cơ theo tỉ lệ 1-1-1. Các vùng như Tây Ninh, Bến Tre, Hậu Giang, Lâm Đồng và một số tỉnh phía Bắc đều đang áp dụng mô hình này.
Bệnh hại gừng và cách phòng trừ
Nhìn chung gừng dễ chăm sóc, việc canh tác trong bao cũng giúp hạn chế được một số bệnh hại tấn công. Tuy nhiên do đặc tính không chịu được ẩm nên trong mùa mưa cũng cần phòng trị cho gừng một số bệnh hại phổ biến sau:
BỆNH THỐI CỦ
Tác nhân: Bệnh thối củ gừng có 2 dạng: thối khô và thối nhũn. Bệnh thối khô do nấm gây ra và thối nhũn do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.
a) Thối củ do nấm
Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm, có những lá bị úa vàng và rũ xuống. Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen. Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ. Vết bệnh thối khô và xốp. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị thối.
Bệnh sinh sản bằng hạch nấm. Hạch nấm tồn tại trong đất rất lâu, có thể tới 2-3 năm. Hạch nấm trong đất, nảy mầm thành sợi nấm, xâm nhập vào gốc và củ gừng. Điều kiện thời tiết nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, có khi làm thối cả khóm gừng.
b) Thối củ do vi khuấn :
Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào bên trong làm củ bị thối. Thối củ do vi khuẩn khác với bệnh thối khô do nấm là củ bị mềm nhũn, cắt ngang chổ thối thấy có dịch nhờn hoặc khi ấn tay vào có xì mủ hoặc nước, có mùi hôi rất khó chịu. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh còn gây hại trong thời gian bảo quản. Vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập vào củ qua vết thương.
Biện pháp phòng trừ:
Xử lí gừng giống:Tách bỏ những phần có dấu hiệu bị thối. Dùng thuốc trị nấm Eddy 72WP 50g pha trong 10lit nước. Ngâm gừng giống trong dung dịch thuốc từ 15-30p trước khi trồng để loại bỏ mầm bệnh.
Xử lí đất: 1kg HT Super Humic + 1kg nấm Trichoderma sp. trộn với 3-5 khối giá thể.
Khi mưa xuống nhiều, gừng dễ bị nhiễm bệnh. Khi xác định là bệnh thối khô thì phun thuốc Tepro Super 300EC, Eddy72 WP, Keviar 325SC. Nếu bệnh thối nhũn do vi khuẩn thì phải sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn Eddy72 WP tưới định kì 7-10 ngày/lần.
BỆNH CHÁY LÁ
Tác nhân: do nấm Pyricularia grisea gây hại
Triệu chứng: Vết bệnh là những vết có hình thoi màu trắng xám, nhiều vết bệnh có thể liên kết lại làm cháy cả lá. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến là. Bệnh nặng có thể làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác, củ ít và nhỏ. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Nấm thường gây hại nặng trong những ngày có ẩm độ cao, ít nắng có mưa và mây mù.
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch, gom những cây bị bệnh đem chôn.
- Chọn giống sạch bệnh.
- Trồng với mật độ vừa phải, không nên trồng qúa dày, bón thêm tro trấu hoặc phân kali cho ruộng gừng khi bị bệnh.
- Thăm ruộng thường xuyên. Nếu phát hiện trên lá có đốm bệnh, nên ngắt bỏ để hạn chế lây lan.
- Phun một trong các loại thuốc: Keviar 325SC, Eddy 72WP kết hợp HT CaSi
BỆNH THÁN THƯ TRÊN GỪNG
Tác nhân: do nấm Colletotrichum sp. gây hại
Triệu chứng: Vết bệnh có màu vàng lan từ mép lá vào trong làm khô lõm lá
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao , mùa nắng bệnh ít gây hại hơn .
Biện pháp phòng trừ:
- Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan.
- Bón phân cân đối, nhất là tránh bón thừa đạm.
- Khi trời ẩm ướt, sương mù nhiều nên xử lí HT CaSi giúp cây đề kháng bệnh hại. Khi cây chớm nhiễm bệnh cần xử lí các loại thuốc hóa học như Keviar 325SC, Eddy 72WP.
BỆNH MỐC SƯƠNG
Tác nhân: do nấm Phytophthora infestens gây hại
Triệu chứng:
- Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Vết bệnh xuất hiện ở chóp lá màu vàng như úng nước, mặt dưới lá sũng nước màu vàng tươi
Biện pháp phòng trừ:
- Trộn giá thể với nấm đối kháng Trichoderma
- Bón phân cân đối.
- Khi bệnh chớm xuất hiện có thể xử lí phòng ngừa bằng hỗn hợp Phytocide 50WP + Kaliphos.
- Khi áp lực bệnh cao xử lí bằng Eddy 72WP kết hợp HT CaSi và HT Kaliphos.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Bệnh cháy bìa lá Pyricularia grisea |
Bệnh thối củ do nấm Rhizoctonia solani |
Bệnh thối củ do Vi khuẩn Erwinia carotovora |
Bệnh thán thư trên gừng do nấm Colletotrichum sp. gây hại | Bệnh mốc sương (mặt trên lá) do nấm Phytophthora infestens gây hại |