Các kỹ sư đã đến từng hộ hướng dẫn cho nông dân cách đo độ mặn của nước, tư vấn các giải pháp phòng chống mặn ngay đầu vụ, các kỹ thuật hạn chế thiệt hại khi cây trồng bị xâm nhập mặn. Đồng thời cung cấp các tài liệu và giải đáp các thắc mắc cho bà con nông dân những vấn đề bức thiết về tình trạng xâm nhập mặn này.
Theo số liệu thống kê ngày 17/06, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có 221.783 ha lúa, 26.507 ha cây ăn quả, 6.568 ha rau màu bị ảnh hưởng, thiệt hại do hạn- mặn. Tổng thiệt hại ước tính lên đến gần 4.730 tỉ đồng (theo Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Sơn Minh Thắng).Trước tình trạng thiên tai nghiêm trọng đó, công ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Trí đã trăn trở và nghiên cứu thành công giải pháp phòng chống hạn mặn hiệu quả trên cây lúa cũng như một số cây trồng khác, và đang chuyển giao giải pháp này đến tận tay bà con nông dân thông qua chiến dịch "Phòng chống hạn - mặn" trên. Là một công ty lâu năm trong ngành nông nghiệp, lấy khẩu hiệu "Vì Nông Nghiệp Bền Vững" làm kim chỉ nam, do đó, việc hợp tác cùng nhà nông phòng chống hạn mặn lịch sử này, giúp giảm bớt thiệt hại, mất mùa, ổn định cuộc sống cho nông dân là một trong những sứ mệnh quan trọng của công ty
Ngoài những hướng dẫn tận tình về các vấn đề phòng chống hạn- mặn cho bà con, Công ty còn tặng cho mỗi hộ nông dân 1 bộ sản phẩm dùng thử để giải độc phèn-mặn, tăng khả năng đề kháng cho cây lúa là Hợp Trí Super Humic và Hydrophos Kẽm.
Ông Phạm Thanh Sang, ngụ tại ấp Phụng Tường, xã Xuân Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho hay "Lúa của nông dân quanh vùng hiện đang bị nhiễm mặn gần như 100% và độ mặn (tính trên mặt nước ruộng) là 2,4-3,2%, nên vụ này bà con khá chật vật trong việc canh tác lúa và tìm ra các sản phẩm phù hợp để cứu lúa, giữ năng suất. Hợp Trí Super Humic của công ty Hợp Trí chúng tôi đã sử dụng từ lâu, hiệu quả rất tốt, nhưng chưa biết đến việc kết hợp giữa Hợp Trí Super Humic, Hợp Trí Casi và Hydrophos kẽm để giải độc phèn, cung cấp chất dinh dưỡng cho lúa cứng cáp. Nhờ hôm nay có các kỹ sư xuống tận ruộng để hướng dẫn, tôi sẽ áp dụng quy trình này cho lúa nhà mình để giữ được năng suất tốt như các vụ trước"
Chiến dịch này là bước tiếp theo sau rất nhiều buổi hội thảo, tập huấn tập trung cho bà con nông dân tại Tiền Giang, Sóc Trăng và Kiên Giang. Nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến cộng đồng nhằm góp phần làm giảm thiểu ảnh hưởng của ngộ độc mặn lên cây lúa cho người dân.
Các kỹ sư ra tận ruộng để hướng dẫn bà con các kỹ thuật phòng chống hạn mặn (xã Thạnh Trị, huyện Vĩnh Bình, Tiền Giang)